Retargeting là gì ? Phân Biệt Remarketing Và Retargeting chi tiết nhất

Đã bao nhiêu lần bạn truy cập một trang Web, thêm vài sản phẩm vào giỏ hàng và rời đi mà không mua hàng? Đây là chuyện quá bình thường ở thời điểm hiện tại, người dùng thường phân vân giữa nhiều lựa chọn, họ cần nhiều thời gian hơn trước khi quyết định mua hàng.

Trên thực tế, chỉ 2% người dùng thực sự mua hàng ngay từ lần truy cập đầu tiên. Chính vì vậy, khái niệm remarketing và retargeting là gì dần được phát triển và trở nên phổ biến.

Mặc dù mục tiêu chung của tiếp thị lại (Remarketing) và nhắm mục tiêu lại (Retargeting) là giúp bạn tiếp cận với những khách hàng đã từng tương tác/ quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, nhưng hai khái niệm này về cơ bản hoàn toàn khác nhau.

Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm Remarketing và Retargeting là gì, và ứng dụng để chạy quảng cáo Google Remarketing hiệu quả nhé

Phân biệt retargating và remarketing
Làm phép so sánh giữa 2 thuật ngữ remarketing và retargeting

Remarketing, hay tiếp thị lại là khái niệm liên quan đến khả năng định hướng người dùng, cụ thể, nó là cách liên kết, giao tiếp với khách hàng, nhằm mục tiêu tái thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Tiếp thị lại đóng vai trò như một lời nhắc nhở khách truy cập những gì họ chưa hoàn thành (trên website của bạn). Trong nhiều trường hợp, remarketing là tất cả những gì một khách hàng tiềm năng cần để quay lại giỏ hàng của họ và hoàn tất giao dịch mua hàng.

Cần khẳng định lại, mục tiêu của Remarketing là khách truy cập đã thể hiện rõ sự quan tâm đến sản phẩm, không phải ai đó bạn tìm thấy trên phố trong lúc ăn tối, chính vì vậy, chỉ một chút tác động cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Bạn có thể triển khai Remarketing ở nhiều kênh khác nhau, bao gồm Facebook, Google, Email…

1.2 Ví dụ về tiếp thị lại

Bạn muốn mua một chiếc túi xách tay mới, bạn lướt qua vài trang trên Google và quyết định truy cập web của Kate Spade, tìm thấy một chiếc túi tuyệt vời và cho vào giỏ hàng.

Nhưng ngay lúc đó, bạn phải nghe một cuộc gọi quan trọng, quay cuồng với hàng đống việc sau đó và quên mất mình vẫn chưa thanh toán.

Ngay sau đó, bạn sẽ nhận được Email trong hộp thư đến của mình:

 Email này là ví dụ hoàn hảo về cách một doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng tiếp thị lại để tiếp cận lại khách truy cập trang Web nhưng chưa mua hàng. Email là lời nhắc nhở tinh tế rằng họ đã để lại vài sản phẩm trong giỏ hàng của mình.

Thật vậy, Email Marketing là ví dụ điển hình nhất khi nhắc đến khái niệm Remarketing.

Reamarketing
Một quy trình Remarketing tiêu chuẩn thường được sử dụng

2. RETARGETING LÀ GÌ?

2.1 Khái niệm Retargeting

 Retargeting, hay nhắm mục tiêu lại là một trong những chiến thuật tiếp cận lại khách hàng tiềm năng thông qua các kênh quảng cáo trực tuyến.

Tương tự tiếp thị lại, Retargeting yêu cầu khách truy cập trang Web thực hiện một hành động nhất định để kích hoạt quảng cáo, hành động này có thể là nhấp vào một sản phẩm cụ thể, đặt một sản phẩm vào giỏ hàng hoặc truy cập trang báo giá một (hoặc vài) lần.

Khi khách truy cập Web thực hiện hành động mong muốn, Cookie được đặt trong trình duyệt Web (của người dùng) cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu lại thông qua quảng cáo, dựa vào hành động cụ thể họ đã thực hiện.

Có hai chiến thuật cơ bản để quảng cáo nhắm mục tiêu lại

  • • Cách tiếp cận đầu tiên là phân phối nội dung quảng cáo cho khách truy cập nếu họ thực hiện một số hành động nhất định trên trang Web của bạn, như đã đề cập.

  • • Cách tiếp cận thứ hai là Retarget người dùng sau khi họ thực hiện một số hành động ngoài trang Web.

Bằng cách nào?

Bạn có thể thu hút người dùng chưa tương tác với trang Web của bạn, nhưng khả năng cao sẽ quan tâm đến sản phẩm, vì họ có nhiều điểm tương đồng với khách hàng trước đó, đây là một chiến thuật tuyệt vời nếu bạn muốn tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng mới, thêm họ vào phễu và đưa họ đến trang Web.

Công cụ Lookalike Auience của Facebook là ví dụ điển hình nhất cho hình thức này.

Một số kênh quảng cáo có hỗ trợ Retargeting bao gồm Google GDN, Custom Audience Facebook, Lookalike Audience Facebook,…

2.2 Retargeting hoạt động như thế nào?

Trên website hoặc từng trang đích cụ thể, các bạn đều có thể chèn một đoạn mã để ghi lại những lần truy cập của người dùng vào. Thông tin sẽ được lưu lại, hệ thống sẽ tự động ghi nhận những page họ truy cập, sau đó tự động phân phối quảng cáo nếu hành động phù hợp với những gì bạn muốn.

Các hình thức retargeting phổ biến hiện nay bao gồm:

  • • Chọn mục tiêu dựa trên hành vi trên trang của người dùng

  • • Chọn lại đối tượng mục tiêu có đặc điểm tương tự khách hàng của bạn

  • • Chọn lại đối tượng mục tiêu trên mạng xã hội Facebook, Instagram….

Retargeting hoạt động như thế nào

Cấu trúc một chiến dịch Retargeting la gì ?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

1. Tham khảo: ma trận space

2. Tìm hiểu: 8p trong marketing

3. ĐIỂM PHÂN BIỆT CƠ BẢN REMARKETING VÀ RETARGETING LÀ GÌ?

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Remarketing và Retargeting:

  • • Remarketing bao gồm nhiều kĩ thuật, chiến thuật khác nhau nhằm điều hướng khách hàng từng tương tác với thương hiệu, trong khi Retargeting là một phần của Remarketing, sử dụng cookie để nhắm đến người dùng từng tương tác.

  • • Nhiệm vụ chính của Retargeting là phân phát quảng cáo cho khách hàng tiềm năng dựa trên Cookie, trong khi tiếp thị lại Remarketing chủ yếu nhằm thu thập thông tin người dùng từ nhiều nguồn và tạo thành danh sách được sử dụng sau này. 

  • • Chính vì vậy, theo một số trang Web, khi nhắc đến khái niệm Remarketing, chúng ta thường có xu hướng nghĩ đến Email hoặc Google Adwords, trong khi Retargeting lại gợi nhớ đến kênh Facebook Ads.   

  • • Trong một chiến dịch Remarketing chính thống, các nhà quảng cáo thường sử dụng dữ liệu thuần do doanh nghiệp tự thu thập.

Ngược lại, đối với Retargeting, bạn có thể sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

  • • Dữ liệu doanh nghiệp tự thu thập

  • • Dữ liệu từ đối thủ

  • • Dữ liệu từ bên thứ ba (Facebook data chẳng hạn).

Phân biệt remarketing và retargeting
So sánh sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting là gì ?

4. REMARKETING TRÊN FACEBOOK VÀ REMARKETING TRÊN GOOGLE

Nhắc đến hoạt động tiếp thị lại, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Google Remarketing và Facebook Remarketing.

Cả 2 đều là những hình thức quảng cáo hỗ trợ các doanh nghiệp có thể bám đuôi, tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua tương tác, hành vi trước đó của họ.

  • • Với Google Remarketing:

Một đoạn code được gắn vào website để lưu lại cookie truy cập của toàn bộ người dùng, sau đó được sàng lọc theo một (hoặc vài) tiêu chí cụ thể.

Quảng cáo sẽ được hiển thị trên các website nằm trong mạng hiển của Google nếu các đối tượng mục tiêu truy cập những trang web này. Với tư cách là nhà quảng cáo, các bạn được phép lựa chọn tần suất theo chân người dùng hợp lý cho các mẫu quảng cáo của mình.

  • • Với Facebook Remarketing:

Khác với Google, Facebook không chỉ thu thập dữ liệu người dùng trên website mà còn cả trên cả trang fanpage thông qua những lượt like, comment, share của người dùng.

Thêm vào đó, mẫu quảng cáo remarketing của Facebook cũng chỉ hiển thị khi người dùng truy cập Facebook, chứ không phải trên các website trong hệ thống mạng hiển thị như của Google.

KẾT LUẬN

Như vậy, tôi vừa giải thích cho bạn khái niệm Remarketing và Retargeting là gì, cũng như điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này. Chúc bạn thành công.

Leave a Comment