Làm sao để xây dựng 1 chiến dịch quảng cáo Facebook thành công? Để tiến vào một lĩnh vực lớn, trước tiên bạn phải nắm được luật chơi của môi trường đó. Hiểu rõ về chính sách quảng cáo của Facebook, là bạn đã xây dựng cho mình một cốt lõi chắc chắn, dựa vào đó có thể tự tin thực hiện quảng cáo một cách trót lọt.
Cùng xem nhưng lưu ý quan trọng này nhé!
Contents
Chính sách quảng cáo của Facebook là gì?
Chính sách quảng cáo của Facebook (Policy Facebook) là những quy tắc quy định loại nội dung quảng cáo nào sẽ được phép đăng hay không được phép quảng cáo trên Facebook.
Khi doanh nghiệp hay cá nhân đăng bài quảng cáo, Facebook sẽ dựa theo chính sách này để xem xét liệu quảng cáo có đủ điều kiện xét duyệt hay không. Do đó cần nắm rõ bộ quy tắc này của Facebook để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi tiến hành chạy quảng cáo trên Facebook.
Quy trình xét duyệt quảng cáo theo chính sách Facebook
Sau khi tạo xong quảng cáo và xác nhận đăng bài, bài viết sẽ được Facebook tiến hành xét duyệt. Quy trình này có thể kéo dài khoảng 24 tiếng hoặc hơn, lúc này, Facebook sẽ xem xét liệu bài quảng cáo đã tuân thủ chính sách quảng cáo Facebook hay chưa.
Sau đây là các yếu tố Facebook sẽ cân nhắc khi tiến hành phê duyệt bài:
-
Sự phù hợp: Mọi thành phần của bài quảng cáo như hình ảnh, nội dung bài viết, tùy chọn nhắm mục tiêu, cách bố trí quảng cáo… đều phải liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng sẽ nhận được, đồng thời cũng phải phù hợp với đối tượng xem quảng cáo.
-
Tính chính xác: Công ty, sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu đang được quảng cáo là những thành phần đều phải được thể hiện rõ ràng trên bài quảng cáo.
-
Nội dung trang đích: Trang đích phải hoạt động đầy đủ, sản phẩm và dịch vụ được trình bày trên trang đích phải khớp với sản phẩm và dịch vụ trên văn bản quảng cáo, đặc biệt trang đích không được dẫn liên kết đến bất cứ sản phẩm/dịch vụ bị cấm nào.
Khi nào quảng cáo được xét duyệt?
Khi kết thúc quy trình xét duyệt, Facebook sẽ thông báo kết quả phê duyệt đến bạn. Nếu bài viết được thông qua, quảng cáo sẽ được chạy ngay và và bạn có thể xem kết quả trong Trình quản lý quảng cáo.
Các vi phạm chính sách quảng cáo Facebook thường gặp
1. Hình ảnh
1.1 Chữ trong hình ảnh quảng cáo
Một khi Facebook nhận ra có chữ trong ảnh chạy quảng cáo của bạn, CPM quảng cáo sẽ bị đẩy cao lên.
Do đó, nếu bạn muốn giữ chi phí quảng cáo ở mức vừa phải hãy để hình ảnh thực hiện đúng bản chất của nó.
1.2 Hình ảnh trước sau
Hình ảnh trước sau (Before/After) từng được sử dụng phổ biến trong các ngành làm đẹp như mỹ phẩm, spa… nhằm cho khách hàng thấy rõ được tác dụng của sản phẩm/dịch vụ.
Facebook không khuyến khích điều này vì cho rằng nó không minh bạch về lợi ích của sản phẩm, hình ảnh này là đang đả kích cá nhân, bôi nhọ danh dự, do đó các bài viết như vậy đều bị cấm.
Đăng ảnh Before/After như thế nào để không vi phạm chính sách quảng cáo?
- Cách 1: Đăng 2 hình ảnh có kích thước chiều dài = 2 x chiều rộng (VD:500px x 1000px).
Như vậy Facebook sẽ xác định đó là 2 ảnh riêng, kết quả chúng ta nhận được vẫn thể hiện được mục đích ban đầu mà không gặp vấn đề gì khi khi chạy quảng cáo.
-
Cách 2: Dùng định dạng quảng cáo xoay vòng, thiết lập ảnh 1 là “Hình trước”, ảnh 2 là “Hình sau”, như vậy khi quảng cáo chạy, hai hình ảnh sẽ được đặt cạnh nhau tạo thành Hình ảnh Before/After.
-
Cách 3: Đưa hình ảnh vào trong video, lưu ý không để ảnh Before/After vào cùng một khung hình, Hình ảnh Trước-Sau ở những khung hình liên tục cũng cho hiệu ứng Before/After rất hiệu quả.
1.3 Hình ảnh người lớn
Những hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy, video 18+ bị hạn chế hầu như ở mọi nền tảng quảng cáo, trong đó có Facebook.
Các hình ảnh quảng cáo đồ lót hoặc như ảnh để lộ da thịt nhiều đều sẽ bị Facebook tính là vi phạm.
Khi lựa chọn hình ảnh, video để chạy quảng cáo Facebook, chú ý tránh để lộ nhiều bộ phận cơ thể cũng như zoom cận cảnh da thịt,
1.4 Hình ảnh liên quan đến thương hiệu, người nổi tiếng
Chính sách vi phạm bản quyền ở Việt Nam ngày càng được siết chặt, Facebook Việt Nam càng ngày càng mạnh tay với những sản phẩm mang thương hiệu, cũng như những hình ảnh liên quan đến người nổi tiếng.
Giả sử bạn chạy quảng cáo các sản phẩm của Gucci, Chanel, Apple, Samsung… mà không phải từ kênh chính chủ, Facebook sẽ nhận định là bạn đang bán hàng nhái của các thương hiệu lớn và bị tính là vi phạm, tài khoản có thể bị khóa vĩnh viễn.
Hay như các shop áo thun, đồ tạp hóa có in hình ảnh người nổi tiếng đều sẽ tính là vi phạm bản quyền,
Có thể nhận thấy vấn đề này chưa quá gay gắt ở Việt Nam, nhiều quảng cáo vẫn chạy trót lọt. Nhưng biết đâu một tương lai gần, Facebook sẽ ra tay gay gắt hơn và ngừng chiến dịch bất cứ lúc nào. Để tránh thiệt hại cho cá nhân và doanh nghiệp, chủ động tránh sử dụng hình ảnh thương hiệu, người nổi tiếng là điều nên làm.
Nếu tôi vẫn muốn sử dụng thương hiệu, hình ảnh người nổi tiếng để thu hút khách hàng thì phải làm sao?
-
Đối với sản phẩm thương hiệu: Bạn vẫn có thể chạy quảng cáo này nếu như có giấy tờ chứng nhận đầy đủ.
-
Đối với hình ảnh người nổi tiếng: Quảng cáo này không tính là vi phạm nếu người nổi tiếng đại diện cho thương hiệu của bạn, hoặc trường hợp hai bên có hợp đồng đầy đủ.
2. Nội dung
2.1 Đặc điểm cá nhân và hành vi phân biệt đối xử
Facebook có quy định: “Quảng cáo không được chứa nội dung khẳng định hoặc ám chỉ các đặc điểm cá nhân. Nội dung này bao gồm xác nhận hoặc ngụ ý trực tiếp hoặc gián tiếp về chủng tộc, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, độ tuổi, xu hướng giới tính hoặc sinh hoạt tình dục, định dạng giới tính, tình trạng khuyết tật, bệnh tật (bao gồm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần), tình trạng tài chính, trạng thái bỏ phiếu, tình trạng tham gia công đoàn, lý lịch tư pháp hoặc tên của một người.”
Nghĩa là khi chạy quảng cáo liên quan đến LGBT, dù có ý ủng hộ hay không bạn cũng không nên sử dụng câu chứa những từ như ”gay, les,…” vì đây là đang cập nhập trực tiếp đến xu hướng giới tính của đối phương.
2.2 Hành vi phân biệt đối xử
Nếu trong quảng cáo chứa từ “khác, có ai muốn…” Facebook dễ dàng nhầm lẫn đây là sự phân biệt.
Dù đây là những từ phổ biến và có thể người viết không hề có ý phân biệt đối xử, tuy nhiên nó vẫn đang nói về sự khác nhau giữa người với người, chính sách Facebook không tán thành việc này.
2.3 Câu kéo tương tác
Hành động sử dụng những từ ngữ kích thích, kêu gọi tương tác không được Facebook khuyến khích.
Bài viết chứa các từ: like, share, chia sẻ, bình luận,… sẽ bị Facebook nâng giá quảng cáo rất cao.
Chính sách Facebook xem việc sử dụng nội dung spam để thúc giục mọi người tương tác là cách tăng tương tác không chính đáng.
Bạn có thể thay thế những từ được liệt kê ở trên bằng các Emoji tương ứng để tránh vi phạm mà vẫn biểu đạt được hàm ý của mình.
2.4 Nội dung sai lệch, tuyên bố gây nhầm lẫn
Facebook quy định quảng cáo không được chứa nội dung lừa đảo, ví dụ “cam kết chữa khỏi 100%”, “đảm bảo hiệu quả tức thì”,… được tính là các tuyên bố sai sự thật, dễ gây hiểu nhầm về hiệu quả của sản phẩm/dịch vụ, các tuyên bố này gây ra sự nhầm lần và đặt ra kỳ vọng không thực tế cho người dùng.
Khi viết quảng cáo, bạn nên hạn chế các từ như: “đảm bảo”, “100%”, “chắc chắn”, “cam kết”…
Dù đây là những từ ngữ thu hút, song Facebook đề cao sự trung trung thực, cách nói quá như vậy sẽ khiến Facebook gắn cờ quảng cáo của bạn.
Ngoài những điều trên, Facebook còn cấm các nội dung không tuân thủ quy chuẩn cộng đồng, sản phẩm hoặc dịch vụ bất hợp pháp, thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến thuốc lá, chất gây nghiện & các sản phẩm liên quan đến chất gây nghiện, thực phẩm bổ sung không an toàn, vũ khí, đạn dược hoặc chất nổ, sản phẩm hoặc dịch vụ người lớn, nội dung người lớn, vi phạm của bên thứ ba, nội dung gây tranh cãi, trang đích không hoạt động, ngữ pháp & lời lẽ tục tĩu, chức năng không tồn tại, sức khỏe cá nhân, dịch vụ cho vay nóng, trả trước chi phiếu và phiếu bảo lãnh, tiếp thị đa cấp, đấu giá tiền xu, nội dung có chất lượng thấp hoặc gây phiền toái, phần mềm gián điệp hoặc phần mềm độc hại, hoạt ảnh động, phương thức kinh doanh không thể chấp nhận, tránh né các hệ thống, các sản phẩm và dịch vụ tài chính bị cấm, bán các bộ phận cơ thể, không khuyến khích vắc xin. Xem chi tiết tại đây.
Cách xử lý khi vi phạm Policy Facebook
1. Chỉnh sửa quảng cáo
Trong trường hợp quảng cáo không được thông qua do không tuân thủ đúng chính sách của Facebook, bạn nên chỉnh sửa quảng cáo và thử gửi cho Facebook xét duyệt lại. Cách chỉnh sửa quảng cáo:
Nếu quảng cáo không được phê duyệt, tiến hành kiểm tra email liên kết với tài khoản quảng cáo đó, Facebook khi từ chối một quảng cáo sẽ luôn thông báo rõ lý do quảng cáo đó không được chấp nhận, bạn chỉ cần tuân theo email đó và chỉnh sửa cho phù hợp.
Thường xuyên kiểm tra email để chiến dịch luôn được tiến hành suôn sẻ, tiến hành chỉnh sửa quảng cáo và gửi đi để xét duyệt lại.
2. Kháng nghị lên Facebook
Nếu không thể chỉnh sửa quảng cáo hoặc bạn cho rằng quyết định của Facebook là nhầm lẫn, hãy yêu cầu xem xét lại quyết định từ chối đó trong phần Chất lượng tài khoản.
Bạn có thể xem thêm hướng dẫn của Facebook cho 2 trường hợp kháng nghị phổ biến sau:
Tài khoản quảng cáo bị vô hiệu hóa và Quảng cáo không được phê duyệt.
Kết luận
Đảm bảo tuân thủ chính sách quảng cáo của Facebook là điều kiện tiên quyết để chiến dịch quảng cáo được thuận lợi và thành công tốt đẹp.
Bài viết này cung cấp kiến thức về quy định của Facebook (Policy Facebook), nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan và khái quát nhất cho chiến dịch quảng cáo sắp tới của mình.